Hình ảnh diễn ra
-
Được đăng: 08 Tháng 11 2020
-
Lượt xem: 218
Cam là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện Cao Phong. Năm 2014, cam Cao Phong được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Năm 2016, Viện Sở hữu trí tuệ quốc tế cấp chứng thư "Tốp 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng lần thứ 5”. Chất lượng, uy tín sản phẩm cam Cao Phong tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp của tỉnh. Cấp ủy, chính quyền và Nhân dân huyện đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để giữ gìn và phát triển thương hiệu cam Cao Phong.

Hộ trồng cam tại thị trấn Cao Phong (Cao Phong) quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm cam quả để giữ gìn, phát triển thương hiệu cam Cao Phong.
Hiện, toàn huyện có trên 3.000 ha cam, quýt các loại, trong đó, diện tích thời kỳ kinh doanh trên 1.700 ha, diện tích thời kỳ kiến thiết cơ bản trên 1.200 ha. Niên vụ 2020 - 2021, sản lượng dự kiến đạt 38.000 tấn. Nhằm nâng cao chất lượng cam quả, từ năm 2015 đến nay, huyện có nhiều chính sách hỗ trợ để người dân duy trì, mở rộng diện tích trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Đến nay, huyện có trên 1.000 ha với 759 hộ tham gia trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP; 1.147 ha được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Cùng với đó, huyện đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc tổ chức lễ hội cam, tham gia hội chợ thương mại tại các tỉnh bạn.
Năm 2019, huyện có 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, tất cả đều có nguồn gốc từ cam. Trong đó, 2 sản phẩm đạt 4 sao, gồm: Nước cam tươi lên men và cam quà tặng cao cấp của HTX Hà Phong; 3 sản phẩm đạt 3 sao, gồm: Cam quà tặng cao cấp của HTX 3T nông sản Cao Phong, nước cốt cam và mứt ruột cam của HTX Hà Phong. Theo đánh giá, sản phẩm OCOP của huyện chất lượng tốt, hình thức, mẫu mã đẹp, có sức cạnh tranh cao. Để nâng tầm thương hiệu cam quả và các sản phẩm chế biến từ cam, năm 2020, huyện quyết tâm nâng hạng tiêu chuẩn, phấn đấu 2 sản phẩm tiềm năng đề nghị T.Ư đánh giá công nhận sản phẩm đạt 5 sao; các sản phẩm được công nhận 3 sao nâng lên 4 sao và có thêm 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh.
Cam Cao Phong đã tạo được uy tín trên thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, tuy nhiên, vài năm gần đây, việc sử dụng Chỉ dẫn địa lý còn nhiều khó khăn. Tình trạng người dân tự ý trồng cam ngoài vùng quy hoạch vẫn diễn ra, dịch bệnh trên cây cam phát triển; giá bán cam có xu hướng giảm… Đồng chí Quách Văn Ngoan, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Thời gian tới, để nâng tầm thương hiệu cam Cao Phong, huyện tiến hành rà soát, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh sản xuất cam theo chuỗi giá trị. Phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến cam quả sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng các loại cam lưu thông trên thị trường. Kiên quyết xử lý trường hợp vi phạm Chỉ dẫn địa lý…
Theo baohoabinh.gov.vn
Tin mới
- Đến Cao Phong trải nghiệm du lịch vườn cam - 08/02/2021 08:04
- Cơ hội cho sản phẩm đặc trưng và phát triển kinh tế nông thôn - 29/12/2020 02:38
- Hội nghị Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020 - 21/12/2020 14:26
- Huyện Cao Phong thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU: Đòn bẩy tạo các chuỗi cung ứng khép kín - 02/12/2020 07:38
- Hội nghị thúc đẩy phát triển bền vững cây ăn quả có múi tại các tỉnh phía Bắc - 17/11/2020 08:30
Các tin khác
- Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du miền núi phía Bắc - Tuần lễ Cam Cao Phong năm 2020 - 08/11/2020 01:18
- Tuyên dương 2 doanh nghiệp hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ thuế huyện Cao Phong - 31/10/2020 22:44
- Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du miền núi phía Bắc - Tuần lễ cam Cao Phong diễn ra từ ngày 6-11/11 - 31/10/2020 22:29
- Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong: Phiên họp thường kỳ lần thứ III năm 2020 - 17/07/2020 07:04
- Sản phẩm OCOP huyện Cao Phong khẳng định uy tín, chất lượng với người tiêu dùng - 13/07/2020 01:01